Download Tiểu luận: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong lĩnh vực thủy lợi tỉnh Đồng Nai, nhiệm vụ và giải pháp
1. Mở đầu
Đồng Nai là tỉnh có nền nông nghiệp phát triển với diện tích đất nông nghiệp chiếm 60% diện tích tự nhiên.
Để góp phần thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp, công tác lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng phát triển thủy lợi bền vững trong lĩnh vực thủy lợi, phòng chống thiên tai ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã được đặt ra và đang được các ngành, các cấp trong tỉnh tập trung thực hiện.
Thực hiện đề tài “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong lĩnh vực thủy lợi tỉnh Đồng Nai, nhiệm vụ và giải pháp”, với cách nghiên cứu, tiếp cận một cách khoa học, sát với thực tiễn, sẽ góp phần quan trọng đối với sự phát triển lĩnh vực thủy lợi nói riêng và phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong những năm tiếp theo.
2. Tổng quan
2.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhu cầu nước ngày càng tăng theo yêu cầu phát triển của xã hội, dưới tác động của của biến đổi khí hậu - nước biển dâng làm diễn biến nguồn nước ngày càng thay đổi theo chiều hướng bất lợi làm cho năng lực phục vụ của công trình không còn đúng như thiết kế ban đầu.
Đề tài “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong lĩnh vực thủy lợi tỉnh Đồng Nai, nhiệm vụ và giải pháp” có vị trí rất quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển ngành nông nghiệp nói chung, cũng như trong lĩnh vực phát triển thủy lợi nói riêng trong những năm sắp tới.
2.2 Cơ sở pháp lý
Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyết định số 802/QĐ-BNN-TCTL ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyết định số 4227/QĐ-UBND ngày 21/12/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt quy hoạch sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Quyết định số 869/QĐ-UBND ngày 13/4/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai
2.3 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng công tác tổ chức, nguồn nhân lực trong công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; những khó khăn, tồn tại.
Đánh giá công tác đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng các công trình thủy lợi.
Đánh giá hiệu quả hoạt động của các công trình thủy lợi, khó khăn, tồn tại.
Nghiên cứu đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện tái cơ cấu trong lĩnh vực thủy lợi.
2.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố liên quan để thực hiện tái cơ cấu trong lĩnh vực thủy lợi.
Phạm vi nghiên cứu là các hoạt động trong lĩnh vực thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra, thu thập bổ sung tài liệu, số liệu; phương pháp kế thừa; phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu.
3. Phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp
3.1 Phân tích thực trạng
- Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động trong lĩnh vực thủy lợi
- Tình hình hoạt động của các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi
- Tình hình nguồn nhân lực
- Kết quả đầu tư xây dựng công trình thủy lợi giai đoạn 2006 - 2016
- Cơ cấu công trình thủy lợi phục vụ sản xuất
- Về quy hoạch Thủy lợi.
3.2 Khó khăn, tồn tại
- Quy hoạch thủy lợi được thực hiện từ năm 1991, đến năm 2006 và 2011 được rà soát, bổ sung
- Việc đầu tư khai thác sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất từ công trình thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu
- Năng lực hoạt động của một số Ban quản lý khai thác công trình thủy lợi còn hạn chế
- Công tác quản lý, vận hành, điều tiết nước ở các công trình thủy lợi
- Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm so với kế hoạch đề ra
- Hệ thống kênh mương đang hoạt động hiện nay, được thiết kế theo hướng phục vụ tưới lúa là chủ yếu
- Công tác thành lập các tổ chức hợp tác dùng nước ở cấp xã
- Việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung, quy hoạch cánh đồng lớn chưa gắn kết với quy hoạch thủy lợi
- Nhiệm vụ của các công trình thủy lợi trước đây chủ yếu phục vụ cho cây lúa, hình thức tưới khác với các loại cây trồng khác;
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu tái cơ cấu thủy lợi
- Năng lực, trình độ nguồn nhân lực cần tiếp tục được đào tạo do chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu.
- Hệ thống kênh mương nội đồng chưa hoàn chỉnh, tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa mới đạt khoảng 45%, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nước
- Hệ thống kênh mương trước đây chỉ thiết kế phục vụ tưới lúa, nay trước bối cảnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, cần phải tính toán, thiết kế, bố trí phù hợp.
- Trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật ở một số đơn vị quản lý chưa đáp ứng yêu cầu, cần phải tiếp tục đào tạo, tập huấn, kể cả đào tạo lại.
- Một số địa phương còn giao công trình thủy lợi cho UBND xã quản lý
- Hư hỏng tại các công trình thủy lợi cần được sửa chữa kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả phục vụ sản xuất, cũng như vấn đề an toàn công trình.
3.4 Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
- Mục tiêu: Nâng cao hiệu quả trong quản lý, quy hoạch, đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng công trình thủy lợi đáp ứng yêu cầu quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai.
- Nhiệm vụ: Nâng cao năng lực các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi, tăng cường đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phục vụ vùng thâm canh nuôi trồng thủy sản.
- Giải pháp thực hiện: Tuyên truyền, phổ biến và quán triệt nội dung tái cơ cấu lĩnh vực thủy lợi; Nâng cao chất lượng quy hoạch thủy lợi; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch
3.5. Dự kiến đóng góp của đề tài
- Đánh giá được trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật ở các đơn vị quản lý công trình, từ đó lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.
- Sự đầu tư chưa đồng bộ từ công trình đầu mối đến hệ thống kênh mương, từ đó lập kế hoạch đầu tư hoàn thiện.
- Sự chưa phù hợp của hệ thống kênh mương hiện có đối với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
- Việc chưa xử lý lý dứt điểm các hành vi vi phạm, dẫn đến phát sinh những trường hợp mới, khó xử lý.
- Công tác quản lý, khai thác công trình cần phải do đơn vị chuyên ngành thực hiện, phải được hiện đại hóa mới mang lại hiệu quả cao.
3.6. Giới hạn của đề tài
- Trong bối cảnh cả nước đang thực hiện Đề án tinh giản biên chế của Chính phủ, khó bổ sung được nguồn nhân lực trong các đơn vị quản lý, khai thác công trình theo nhu cầu.
- Một số đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi ở địa phương chưa bố trí được cán bộ kỹ thuật chuyên môn thủy lợi.
- Tập quán canh tác của người dân còn làm theo thói quen, chưa tuân thủ hướng dẫn của các đơn vị quản lý công trình
- Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các yếu tố khí tượng thủy văn biến đổi, ảnh hưởng đến quy mô công trình, dẫn đến kinh phí đầu tư lớn hơn nhiều.
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Với mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định, việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp với lộ trình phù hợp sẽ tạo ra nguồn nước ổn định, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và tạo ra giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
4.2. Kiến nghị
Kiến nghị cấp có thẩm quyền tiếp tục tăng tỷ lệ nguồn vốn ngân sách để đầu tư sửa chữa, nâng cấp, xây dựng công trình thủy lợi; rà soát, đánh giá năng lực công trình để ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực trong lĩnh vực thủy lợi trên địa bàn tỉnh; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực thủy lợi, đồng thời huy động sự tham gia của người dân đóng góp ngày công, kinh phí để xây dựng và hoàn thiện hệ thống kênh mương nội đồng.