Download Tài liệu chọn lọc ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa năm 2022 mới nhất



Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa năm 2022 được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 66 trang. 





A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC





1. Vị trí và cấu tạo của nguyên tử kim loại





- Vị trí: Các kim loại phần lớn thuộc các nhóm IA, IIA, IIIA và các nhóm B của bảng hệ thống tuần hoàn.





- Cấu tạo của nguyên tử kim loại:





+ Những kim loại ở nhóm A thường có 1,2,3e ở lớp ngoài cùng (es và ep)





+ Những kim loại ở nhóm B, ngoài 1e, 2e ở lớp ngoài cùng còn có một số e thuộc phân lớp d của các lớp e sát lớp ngoài cùng. Khi nhường e để trở thành ion dương, nguyên tử kim loại luôn nhường các e ở lớp ngoài cùng trước.





- Cấu tạo đơn chất kim loại: Là cấu tạo mạng tinh thể (nút mạng là các nguyên tử trung hòa hoặc ion dương kim loại, trong mạng là các e tự do chuyển động gắn kết các nguyên tử và ion dương với nhau).





- Liên kết kim loại: Là liên kết tạo ra do các e tự do trong mạng tinh thể gắn các ion dương và nguyên tử kim loại với nhau.





2. Tính chất vật lí





- Tính chất chung: Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim (các tính chất này đều do các e tự do trong mạng tinh thể gây ra)





- Tính chất riêng:





+ Tỉ khối: Li<Na<K<Mg<Al<Zn<Fe<Cu<Ag<Au<Os





+ Nhiệt độ nóng chảy: Rất dễ nóng chảy như Hg (-390C); rất khó nóng chảy như W(34100C).





+ Tính cứng: Cs<K; Na<Al; Cu<Fe<W<Cr.





3. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử: M Mn+ + ne





+ Tác dụng với phi kim (khử nguyên tử phi kim từ mức oxi hóa 0 thành mức âm).





+ Tác dụng với dd axit loãng (HCl, H2SO4 loãng) (khử ion H+ thành H2).





+ Tác dụng với dd HNO3, H2SO4 đặc (khử N+5 hoặc S+6)





+ Tác dụng với dd muối (khử ion kim loại trong dd thành kim loại theo qui tắc α)





+ Tác dụng với nước (KLK, KLKT khử H2O thành H2).





4. Hợp kim: Là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.





- Tính chất hóa học của hợp kim tương tự các đơn chất tạo ra chúng.





- Tính chất vật lí và cơ học:





+ Tính dẫn điện, dẫn nhiệt kém kim loại ban đầu.





+ Thường cứng và giòn hơn kim loại ban đầu.





+ Nhiệt độ nóng chay thấp hơn kim loại ban đầu.





5. Cặp oxi hóa – khử của kim loại (Mn+/M)





Mn+ + ne M





(dạng oxi hóa) (dạng khử)





- Các cặp oxi hóa – khử trong dãy điện hóa được sắp theo chiều tăng dần tính chất oxi hóa của ion kim loại và chiều giảm dần tính khử của kim loại.





- Ý nghĩa: Phản ứng giữa hai cặp oxi hóa – khử sẽ xảy ra theo chiều chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn, sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn (qui tắc α).





6. Sự ăn mòn kim loại: Là sự phá hủy kim loại và hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.





- Ăn mòn hóa học: Do kim loại phản ứng với các chất trong môi trường (e của kim loại chuyển trực tiếp sang môi trường tác dụng).





- Ăn mòn điện hóa học: Do kim loại không nguyên chất tiếp xúc với dung dịch chất điện li tạo nên dòng điện.





- Các phương pháp chống ăn mòn kim loại: Bảo vệ bề mặt và phương pháp điện hóa.


Liên hệ Admin để có thêm trợ giúp

Về các lỗi download tài liệu, lỗi cài đặt source code

Phản ánh về các link lỗi để đội ngữ Admin chỉnh lại