Download Luận văn ThS: Ước lượng ngưỡng nợ nước ngoài cho Việt Nam



1. Mở đầu





1.1 Lý do nghiên cứu





Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, khi mà việc vay nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu từ việc vay dưới hình thức vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA có tính chất ưu đãi và vay thương mại theo các điều kiện thị trường, vấn đề đặt ra là Việt Nam nên vay nợ nước ngoài đến mức độ nào để nguồn lực tài chính bên ngoài vẫn còn giữ được vai trò nguồn lực hỗ trợ mà không gây tác động kiềm hãm đến tăng trưởng kinh tế. Đề tài “Ước lượng ngưỡng nợ nước ngoài cho Việt Nam” của tác giả được thực hiện với mục đích chủ yếu là đi tìm câu trả lời cho vấn đề này. 





1.2 Vấn đề nghiên cứu





Dựa vào những vấn đề trên, tác giả thực hiện luận văn nghiên cứu là để xem xét chủ đề về sự tác động của nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế, cụ thể luận văn trả lời cho câu hỏi nợ nước ngoài tác động lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam có theo dạng đường cong phi tuyến hay không? Và nếu có thì mức ngưỡng ước lượng được là bao nhiêu, cũng như định lượng mức tác động của nợ nước ngoài và ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam





1.3 Mục đích nghiên cứu





Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn này là ước tính mức ngưỡng của tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP và định lượng ảnh hưởng của nợ nước ngoài và ngưỡng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và ngắn hạn.





1.4 Câu hỏi nghiên cứu





Có hay không sự tồn tại phi tuyến giữa tỷ lệ nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế và nếu có thì ước lượng tỷ lệ ngưỡng nợ nước ngoài trên GDP của Việt Nam là bao nhiêu?





Nợ nước ngoài và tỷ lệ ngưỡng nợ nước ngoài tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam như thế nào?





1.5 Phạm vi nghiên cứu và nguồn số liệu





Phạm vi nghiên cứu: luận văn không xem xét cụ thể giá trị và đặc điểm của từng khoản nợ vay nước ngoài cụ thể, mà được tiếp cận tổng thể ở dạng vĩ mô về toàn bộ nợ nước ngoài và mức ngưỡng tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 





Nguồn số liệu nghiên cứu: Tác giả tổng hợp số liệu từ nhiều nguồn IMF, ADB, World Bank, WDI, GSO... nhưng chủ yếu tác giả sử dụng dữ liệu quý của ADB và IFS của IMF





1.6 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn nghiên cứu





Luận văn nghiên cứu sẽ kiểm chứng tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở dạng đường phi tuyến giai đoạn quý 1 năm 2000 đến hết quý 4 năm 2012.





Luận văn ước lượng được mức ngưỡng tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP, cũng như ước lượng được mức độ tác động của nợ nước ngoài và tỷ lệ nợ nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế. 





2. Nội dung





2.1 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu





Khái niệm nợ nước ngoài





Tăng trưởng kinh tế





Lý thuyết về nợ nước ngoài ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế





2.2 Phương pháp nghiên cứu





Phương pháp nghiên cứu





Phương pháp nghiên cứu định lượng tác động nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế





Mô hình ngưỡng nợ nước ngoài





Mô tả biến nghiên cứu





2.3 Kết quả nghiên cứu





Phân tích tình hình kinh tế - xã hội của các yếu tố vĩ mô





Phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình





Tính mùa của dữ liệu và kiểm định nghiệm đơn vị





Ước lượng ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam





Ước lượng cân bằng dài hạn và ngắn hạn theo phương pháp Johansen - Juselius





Kết quả nghiên cứu mô hình định lượng





3. Kết luận và kiến nghị





3.1 Đóng góp của luận văn





Luận văn phân tích mô hình ngưỡng nợ nước ngoài dựa theo nghiên cứu của Tokunbo (2006) và Maghyereh (2002) kết hợp với phương pháp OLS để tìm ra mức ngưỡng nợ nước ngoài trên GDP của Việt Nam theo quý là 28%. 





3.2 Kiến nghị chính sách





Đề tài không phải hướng đến kiến nghị là không vay nợ nước ngoài bởi vì đối với nền kinh tế còn đang phát triển như Việt Nam thì nguồn vốn hỗ trợ nước ngoài vẫn được xem là một trong những nguồn vốn quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cũng như đề tài không hướng đến kiến nghị là Chính phủ hãy xác định chính xác tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP như thế nào là tốt. Nội dung chính hướng đến việc với mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho trước của Chính phủ thì Chính phủ cần xác định tỷ lệ vay nợ nước ngoài phù hợp là dưới mức ngưỡng nợ nước ngoài 28% trên GDP theo quý. Mà theo đó, bất kỳ việc vay nợ nước ngoài nào dưới mức ngưỡng này sẽ tạo hiệu ứng tích cực lên tăng trưởng hơn là vượt qua mức ngưỡng. Mức độ ngưỡng nợ tối ưu của tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP tương ứng với đỉnh của đường cong Laffer nợ.





3.3 Hạn chế và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo





Hiệu quả sử dụng nợ và quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay. Do đó, đề tài chưa trả lời được câu hỏi nếu như Chính Phủ cải thiện hiệu quả sử dụng nợ và quản lý nợ nước ngoài thì mức ngưỡng nợ nước ngoài thay đổi như thế nào?





Do giới hạn khả năng thu thập được dữ liệu theo quý, cho nên đề tài chưa xem xét các yếu tố như tỷ giá hối đoái, lạm phát, các yếu tố vĩ mô... ảnh hưởng đến việc thay đổi mức ngưỡng tỷ lệ nợ nước ngoài của Việt Nam. Vì vậy, trong luận văn này tác giả chưa trả lời được câu hỏi nếu như tỷ giá tăng lên hay lạm phát tăng lên thì ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam sẽ thay đổi ra sao.





 





Do giới hạn của luận văn nghiên cứu, tác giả chỉ có thể tập trung vào tính ảnh hưởng của tỷ lệ nợ nước ngoài và ngưỡng nợ nước ngoài ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Còn hướng nghiên cứu theo chiều ngược lại, khi tăng trưởng kinh tế tăng lên thì nợ nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng và ngưỡng nợ nước ngoài sẽ thay đổi ra sao thuộc về một đề tài nghiên cứu khác.





3.4 Kết luận





Mục tiêu của luận văn là tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ phi tuyến giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Việt Nam bằng ước lượng mô hình ngưỡng nợ nước ngoài. Mô hình ngưỡng Tokunbo (2006) được áp dụng thực hiện ước lượng giá trị ngưỡng nợ nước ngoài ở Việt Nam. Trong phạm vi dữ liệu theo quý của các biến GDPR, ED và OPEN trong khoảng thời gian từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2012, kết quả ước lượng cho thấy, ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam được xác định là 28% với mức ý nghĩa thống kê là 10%. Vượt qua mức ngưỡng 28%, tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế là âm. Kết quả này hữu ích và cần thiết dành cho các nhà hoạch định chính sách tham khảo. Ngoài ra, những gợi ý nghiên cứu tiếp theo sẽ là bước đệm và khuyến khích các nhà nghiên cứu quan tâm đến nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế.





4. Tài liệu tham khảo





4.1 Tiếng Việt





Báo điện tử Nhân Dân, 2006. FDI năm nay đã vượt mốc 10 tỷ USD [Ngày truy cập 14 tháng 11 năm 2013].





Bộ Tài Chính, 2005. Luật Ngân sách nhà nước: bước ngoặt của công bằng và minh bạch.





 





Bùi Minh Chuyên, 2012. Đổi mới phân công lao động xã hội theo ngành trong quá trình phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Luận án Tiến sĩ. Bộ kế hoạch và đầu tư, viện chiến lược phát triển





Bùi Quang Vinh, 2013. Nâng cao sử dụng hiệu quả đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước, Tạp chí Đảng Cộng Sản. [Ngày truy cập: 18 tháng 07 năm 2013]





Cổng thông tin Điện tử Chính Phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2003 - 2012. Tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội 2003 - 2012. 





4.2 Tiếng Anh





Ajayi, L.B., M.O. Oke, 2012. Effect of External Debt on Economic Growth and Development of Nigeria. International Journal of Business and Social Science, 12: 297- 304.





Antwi, S. et al., 2013. Impact of macroeconomic factors on economic growth in Ghana: A cointegration analysis. International Journal of Academic Research in Accounting, Finance and Management Sciences, 1: 35-45





Ayadi,F.S.,F.O.Ayadi, 2008. The impact of external debt on economic growth: a comparative study of Nigeria and south Africa. Journal of Sustainable Development in Africa, 3:234-264.





Bustelo, 1998. The East Asian Financial Crises: An Analytical Survey. ICEI Working Papers, 10: 1-38





Caner,M. et al., 2010. Finding the Tipping Point - When Sovereign Debt turns bad. Policy Research Working Paper, 5391:1-13.


Liên hệ Admin để có thêm trợ giúp

Về các lỗi download tài liệu, lỗi cài đặt source code

Phản ánh về các link lỗi để đội ngữ Admin chỉnh lại