Download Luận văn ThS: Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
1. Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, vận dụng các kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại, và với quá trình làm việc thực tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội em chọn đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội” cho luận văn tốt nghiệp
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Bài luận văn “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam” – năm 2012 – tác giả Bùi Thị Bích Vân, luận văn “Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bắc Á” – năm 2013 – Phan Thị Kim Hoàng và luận văn “Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam” – năm 2014 – tác giả Tạ Thị Thu Hương, các bài luận văn nghiên cứu đã đánh giá được công tác quản trị rủi ro lãi suất tại một số ngân hàng trong hệ thống ngân hàng ở nước ta. Các ngân hàng ở nước ta hiện nay không chỉ các ngân hàng lớn mà cả các ngân hàng nhỏ cũng đã nhận thức được vai trò của Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Các công trình đã đánh giá được từ công tác quản trị rủi ro lãi suất sẽ có các cơ sở cân đối vốn, lên kế hoạch tài chính và dự báo biến động của lãi suất từ đó đưa ra được các chính sách lãi suất linh hoạt từng thời kỳ.
1.3 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm mục đích đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội.
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại.
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội trong ba năm 2013; 2014; 2015 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động rủi ro lãi suất đến năm 2020.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu sử dụng chủ yếu các phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích số liệu. Trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, từ đó đánh giá bản chất của hiện tượng, quá trình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng trong phạm vi đề tài nghiên cứu.
2. Nội dung
2.1 Lý luận cơ bản về quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại
- Tổng quan về lãi suất
- Rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại
- Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại
2.2 Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
- Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quân Đội
- Tình hình hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội
- Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
- Đánh giá chung về quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
2.3 Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
- Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội và yêu cầu trong công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng
- Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
- Một số kiến nghị
3. Kết luận
Đề tài “Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội” đã giải quyết được một số vấn đề sau:
- Hệ thống hóa và làm cơ sở lý luận về lãi suất và rủi ro lãi suất tại các NHTM, các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất cùng kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới
- Đánh giá được thực trạnh quản trị rủi ro lãi suất, công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, Từ đó chỉ những mặt hạn chế và nguyên nhân
- Một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế quản trị rủi ro lãi suất tại MB, đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, NHNN.
4. Tài liệu tham khảo
GS.TS Lê Văn Tư, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, 2005.
GS.TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, 2013.
Học viện ngân hàng (2012), giáo trình lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
Timothy W.Koch (Bank Management 1995 - University of South Carolina).
Thomas P.Fitch (Dictionary of Banking Term 1997 - Barron's Educational Series Inc)
Peter S.Rose, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, 2001.