Download Luận văn ThS: Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Cần phải có giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, nâng cao chất lượng giáo dục của ngành giáo dục nói chung, cũng như của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng nhằm thực hiện mục tiêu phát triển Giáo dục – Đào tạo của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020. Để thực hiện mục tiêu trên cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó phát triển nguồn nhân lực của ngành Giáo dục được xem là yếu tố then chốt. Tiếp tục hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý nguồn nhân lực của ngành Giáo dục để thực hiện những mục tiêu trên. Đề tài: “Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc” sẽ phần nào giải đáp các câu hỏi trên.
1.2 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục bao gồm những nội dung gì?
Các yếu tố tác động? Công tác quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc có những ưu điểm, hạn chế gì?
Giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay?
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý nguồn nhân lực của ngành giáo dục trên góc độ quản lý kinh tế; Trong đó nhấn mạnh đến công tác quản lý nhà nước về giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc.
1.4 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở những lý luận cơ bản về quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục, đánh giá thực trạng quản lý nguồn nhân lực của ngành Giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục ở nước ta.
1.5 Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về quản lý đội ngũ là cán bộ quản lý và giáo viên ở bậc học phổ thông, còn các bộ phận khác của nguồn nhân lực ngành giáo dục như bậc học mầm non, bậc học chuyên nghiệp, đội ngũ nhân viên phục vụ… thì đề tài không nghiên cứu
Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu nguồn nhân lực của ngành giáo dục ở tỉnh Vĩnh Phúc.
Phạm vi thời gian: Từ năm 2009 đến 2014
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp, xử lý, phân tích - tổng hợp, thống kê... và các công cụ phân tích kinh tế như: dãy số liệu, chỉ số, biểu đồ…để so sánh, đánh giá và rút ra những kết luận cần thiết.
2. Nội dung
2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục
Tổng quan tình hình nghiên cứu các đề tài có liên quan
Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục
Kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của một số địa phương
2.2 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng
Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu
Các công cụ được sử dụng
Mô tả các phương pháp được sử dụng trong luận văn
2.3 Thực trạng quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Tổng quan về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua
Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Đánh giá về công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc
2.4 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực
Phƣơng hướng phát triển giáo dục Vĩnh Phúc
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục
3. Kết luận
Trên cơ sở hệ thống hóa những cơ sở lý luận về quản lý nguồn nhân lực của ngành giáo dục, tác giả đã nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên ở bậc học phổ thông của ngành giáo dục Vĩnh Phúc, từ đó tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại. Trên cơ sở đó, tác giả cũng mạnh dạn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa và nâng cao chất lượng quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Luận văn mong muốn được đóng góp một phần vào sự phát triển của công tác quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục Vĩnh Phúc nói riêng, cũng như sự phát triển của ngành giáo dục Vĩnh Phúc nói chung.
4. Tài liệu tham khảo
Ban Chấp hành Trung Ương Đảng, 2011. Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Đặng Quốc Bảo, 2007. Những vấn đề giáo dục hiện nay, quản điểm & giải pháp. Hà Nội: Nxb Tri thức.
Đặng Quốc Bảo, 2007. Cẩm nang quản lý nhà trường. Hà Nội: Nxb chính trị quốc gia.
Bộ Giáo dục và Đào Tạo, 2013. Đề án: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Bộ Giáo dục và Đào Tạo, 2011. Quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011 – 2020.
Trần Văn Cầu, 2012. Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực. Hà Nội: Nxb Đại học Kinh Tế Quốc Dân