Download Luận văn ThS: Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
1. Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Hà Nam là một yêu cầu vừa có tính thời sự vừa có ý nghĩa thực tiễn, trong đó vai trò quản lý nhà nước của Đảng bộ, chính quyền điạ phương và các sở, ban ngành đối với đầu tư công trên địa bàn tỉnh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Từ thực trạng trên cùng với những kiến thức lý luận được đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác, với mong muốn đóng góp những đề xuất để hoàn thiện quản lý đầu tư công cho địa phương, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam” để làm luận văn thạc sỹ của mình.
1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là: Trên cở sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư công bằng vốn NSNN và phân tích thực trạng quản lý đầu tư công từ vấn NSNN tại tỉnh Hà Nam, luận văn nhằm hướng tới mục đích đề xuất những giải pháp để hoàn thiện quản lý đầu tư công từ vốn NSNN tại tỉnh Hà Nam trong thời gian tới
Nhiệm vụ đặt ra đối với luận văn:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư công từ vốn NSNN
Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN tại tỉnh Hà Nam
Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công từ vốn NSNN tại tỉnh Hà Nam.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý đầu tư công từ vốn NSNN tại tỉnh Hà Nam.
Về không gian: Hoạt động quản lý đầu tư công trên địa bàn Tỉnh Hà Nam.
Về thời gian: Hoạt động đầu tư công giai đoạn từ 2011 đến 2013.
Về nội dung: Do giới hạn về năng lực và nguồn tài liệu, luận văn tập trung phân tích về quản lý dự án đầu tƣ công mà trọng tâm là quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Phương pháp thu thập số liệu
2. Nội dung
2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước
Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Kinh nghiệm về quản lý đầu tư công của một số quốc gia trên thế giới và của một số tỉnh, thành phố trong nước, những bài học rút ra
2.2 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu luận văn
Phương pháp nghiên cứu
Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu
2.3 Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Giới thiệu chung về tỉnh Hà Nam
Thực trạng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách tại tỉnh Hà Nam
Nhận xét, đánh giá chung về quản lý đầu tư công tại Hà Nam
2.4 Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hà Nam trong thời gian tới
Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công tại Hà Nam
Một số kiến nghị với các cấp quản lý
3. Kết luận
Trên cơ sở so sánh công tác quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách tại tỉnh Hà Nam với Khung Chẩn đoán cho việc đánh giá quản lý đầu tư công của Ngân hàng Thế giới, học viên thấy rằng quy trình quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách của Hà Nam so với chuẩn chung là khá đầy đủ. Các bước đều được quy định cụ thể và có thực hiện trong thực tế, tuy nhiên hiệu quả của các bước này là không cao. Để đáp ứng đòi hỏi đặt ra cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, công tác quản lý đầu tư công cần phải hoàn thiện hơn nữa. Có thể tổng kết một số hạn chế chính trong quản lý đầu tư công là: năng lực bộ máy cơ quan nhà nước còn yếu do không có động lực thúc đẩy và cơ chế giám sát đủ mạnh; quy định về cách thức thẩm định, lựa chọn dự án công còn đơn giản chưa định lượng được lợi ích kinh tế - xã hội, chưa thực hiện đầy đủ các chuẩn mực của thẩm định quốc tế; Các chế tài xử lý vi phạm không đủ mạnh; cơ chế quản lý kinh phí cho đầu tư còn lỏng lẻo. Đây chính là những nguyên nhân gây ra các tiêu cực trong giai đoạn vừa qua. Do vậy, tác giả đã đề xuất một số giải pháp để tỉnh đưa vào áp dụng là: Nâng cao chất lượng của quy hoạch; Lựa chọn thứ tự ưu tiên đầu tư các dự án; Thẩm định và thẩm định độc lập dự án; Tăng cường hiệu quả của việc triển khai dự án; Siết chặt kỷ luật đối với việc điều chỉnh dự án; Kiểm toán và đánh giá sau khi dự án kết thúc
4. Tài liệu tham khảo
4.1 Tiếng Việt
Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư tỉnh Hà Nam các năm 2010, 2011, 2012, 2013 và 6 tháng 2014.
Báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam các năm 2010, 2011, 2012, 2013.
Chính phủ, 2013. Báo cáo phân tích thực trạng đầu tư sử dụng vốn nhà nước, Hà nội, tháng 8 năm 2013.
Chính phủ, 2013. Báo cáo tổn hợp kinh nghiệm quốc tế về đầu tư công, Hà nội, tháng 8 – 2013.
Lê Xuân Bá, 2010. Một số vấn đề về phân cấp đầu tư công giữa Trung ương và địa phương. Hội thảo: Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam. Thành phố Huế, 28 – 29/12/2010
4.2 Tiếng Anh
Anand Rajaram, Lê Minh Tuấn, Nataliya Biletska and Jim Brumby, 2010. A Diagnostic Framework for Assessing Public Investment Management. Policy Research working paper; no. WPS 5397, August 2010.
Era Dabla-Norris, Jim Brumby, Annette Kyobe, Zac Mills, and Chris Papageorgiou (2011). Investing in Public Investment: An Index of Public Investment Efficiency. IMF Working Paper, Authorized for distribution by Catherine Pattillo, February 2011.
Mizell, L. and D. Allain-Dupré (2013). Creating Conditions for Effective Public Investment: Sub-national Capacities in a Multi-level Governance Context. OECD Regional Development Working Papers, 4/2013, OECD Publishing.
OECD, 2013. Draft OECD principles on Effective Public investment: a shared responsibility across levels of government. For external consultation, November 2013