Download Luận văn ThS: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Đại học Huế
1. Mở đầu
1.1 Tính cần thiết của đề tài
Hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những vấn đề then chốt nhất trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước. Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển thì nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, đóng vai trò chủ lực, làm nền tảng cho các hoạt động đầu tư của đất nước nói chung và đầu tư của các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, hằng năm Nhà nước ta dành trên hàng chục ngàn tỷ đồng ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản; không chỉ tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế mà còn có tính định hướng đầu tư, góp phần đắc lực cho việc thực hiện những vấn đề xã hội, phát triển kinh tế, đảm bảo phúc lợi, an sinh xã hội và an ninh quốc phòng
1.2 Tình hình nghiên cứu
Chi đầu tư XDCB từ NSNN là một khoản chi lớn của NSNN, do đó tăng cường quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN là rất quan trọng, và nó càng quan trọng hơn khi hiện nguồn lực ngân sách bị thiếu hụt nhưng phải đòi hỏi chi đầu tư hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng nhanh và giải quyết toàn diện các vấn đề xã hội. Vì vậy, vấn đề quả lý chi đầu tư XDCB từ NSNN trở thành đối tượng nghiên cứu phổ biến trong các đề tài nghiên cứu khoa học. Các đề tài đó đã nghiên cứu phạm vi rộng trên toàn quốc, hoặc ở một lĩnh vực nào đó, trên những giác độ khác nhau với những chuyên ngành khác nhau
1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn luận văn tập trung phân tích thực trạng quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước và từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện.
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước;
Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Đại học Huế giai đoạn 2012-2016;
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Đại học Huế
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Đại học Huế.
Phạm vi nghiên cứu: Đại học Huế.
Thời gian: Nguồn số liệu đánh giá từ năm 2012 đến năm 2016
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc để xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong lý luận và thực tiễn.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp,
1.6 Dự kiến những đóng góp của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án, các đơn vị thi công xây lắp trong việc nâng cao công tác quản lý chi đầu tư, nâng cao chất lượng công trình xây dựng...
Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Đại học Huế để chỉ ra những hạn chế cần khắc phục, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trong thời gian tới
2. Nội dung
2.1 Lý luận chung
Tổng quan về chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Kinh nghiệm quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN có hiệu quả
2.2 Thực trạng tình hình
Tổng quan về đại học huế
Thực trạng công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại Đại học huế giai đoạn 2012-2016
Đánh giá chung về công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại Đại Học Huế
2.3 Một số giải pháp
Định hướng trong công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN của Đại Học Huế
Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại đại học huế
Kiến nghị
3. Kết luận
Trên cơ sở phân tích đặc thù của hoạt động quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB tại Đại học Huế, luận văn đã tổng kết được những ưu điểm, hạn chế của quá trình quản lý chi ngân sách cho đầu tư XDCB ở Đại học Huế để tìm ra những nguyên nhân làm giảm hiệu quả của quá trình quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở Đại học Huế gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB của Nhà nước qua các giai đoạn của quá trình đầu tư. Trên cơ sở đó luận văn đã đưa ra các giải pháp cơ bản mang tính trọng yếu để hoàn thiện quá trình quản lý NSNN cho đầu tư XDCB ở Đại học Huế
4. Tài liệu tham khảo
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 08/2014/TT-BGDĐT ngày 20/3/2014, Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học vùng và các cơ sở giáo dục Đại học thành viên.
Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Hướng dẫn việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc vốn NSNN.
Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/1/2016, Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.