Download Luận văn ThS: Mua bán – sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
1. Mở đầu
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Điều cần làm bây giờ là nhìn lại kinh nghiệm hoạt động M&A trong quá khứ của thế giới và Việt Nam để tìm hiểu hoạt động này thành công ở đâu và thất bại ở đâu. Có như vậy chúng ta mới rút ra được kinh nghiệm cũng như nhìn ra được khó khăn thách thức còn tồn tại, từ đó tìm ra giải pháp khắc phục nhằm đem lại thành công cho hoạt động M&A ở Việt Nam cũng như phát triển thị trường M&A Việt Nam hoàn thiện và hiệu quả hơn nữa. Với những lý do đó, tác giả đã thực hiện đề tài nghiên cứu: Mua bán – sáp nhập danh nghiệp ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp.
1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Làm rõ các khái niệm và lý luận liên quan đến vấn đề sáp nhập và mua lại doanh nghiệp – M&A
Phân tích thực trạng hoạt động M&A ở Việt Nam trong thời gian qua. Qua đó rút ra những lợi ích đạt được cũng như những hạn chế trong phát triển hoạt động M&A ở Việt Nam
Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cách thức tiến hành và thực trạng thị trường M&A tại Việt Nam thời gian qua để chỉ rõ bản chất, đặc điểm cũng như những khó khăn, rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn của thị trường M&A còn non trẻ ở Việt Nam. Đồng thời đề tài cũng đưa ra hướng phát triển thị trường M&A Việt Nam một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Phương pháp phân tích tổng hợp
2. Nội dung
2.1 Cơ sở lý luận về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
- Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp – Các vấn đề cơ bản
- Quy trình cơ bản khi tiến hành hoạt động M&A
- Định giá công ty trong hoạt động M&A
- Lợi ích, rủi ro và những cạm bẫy trong M&A
- Thị trường M&A – Những nhân tố tác động đến việc phát triển hiệu quả thị trường M&A
2.2 Thực trạng thị trường M&A ở Việt Nam trong thời gian qua
- Thực trạng thị trường M&A
- Đặc điểm thị trường M&A trong thời gian qua
- Đánh giá chung về hoạt động M&A ở Việt Nam
2.3 Giải pháp phát triển thị trường M&A ở Việt Nam
- Việt Nam và xu thế M&A
- Giải pháp phát triển thị trường M&A từ phía Nhà nước
- Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện M&A từ phía doanh nghiêp
- Các giải pháp hỗ trợ
3. Kết luận
Đề tài đã làm rõ những cơ sở lý luận quan trọng của lĩnh vực M&A, xây dựng một quy trình tiêu chuẩn cho hoạt động M&A để làm nền tảng cho việc tìm hiểu nghiên cứu sâu hơn về bản chất, gợi ý khuyến cáo các doanh nghiệp về cách thức thực hiện này một cách bài bản, chặt chẽ và khoa học tại Việt Nam, bên cạnh việc phân tích về những đóng góp thiết thực của M&A trong sự phát triển của các doanh nghiệp và khu vực kinh tế tại Việt Nam.
4. Tài liệu tham khảo
4.1 Tiếng Việt
Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống Kê, tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006).
Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống Kê, tác giả GS.TS Trần Ngọc Thơ (2005).