Download Luận văn ThS: Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp khi khai báo hải quan điện tử tại Cục Hải quan Thành phố Cần Thơ



1. Giới thiệu





1.1 Sự cần thiết của đề tài





Việc đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với chất lượng dịch vụ hành chính công của Hải quan là một trong những nghiên cứu không thể thiếu để nhận biết được những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục để Cục Hải quan thành phố Cần Thơ ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Chính vì thế, tác giả chọn đề tài “Đánh giá sự hài lòng của Doanh nghiệp khi khai báo hải quan điện tử tại Cục Hải quan Thành Phố Cần Thơ” để nghiên cứu làm rõ vấn đề trên.





1.2 Lược khảo tài liệu





Sơ lược về Hải quan điện tử: Hệ thống Hải quan điện tử VNACCS/VCIS; Quy trình thực hiện thủ tục Hải quan điện tử; 





Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về thủ tục Hải quan





 





Các nghiên cứu có liên quan: Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hải & Lê Văn Hòa (2010); Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Lam (2011); Nghiên cứu của Đỗ Thị Thanh Vinh và cộng sự (2014)





1.3 Mục tiêu nghiên cứu 





Đánh giá sự hài lòng của Doanh nghiệp khi khai báo hải quan điện tử tại Cục Hải quan Thành phố Cần Thơ. Cụ thể là:







  • Phân tích tình hình thực hiện thủ tục HQĐT tại Cục Hải quan Thành phố Cần Thơ từ năm 2014 đến nay.


  • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục HQĐT tại Cục Hải quan Thành phố Cần Thơ.


  • Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao mức độ hài lòng của các doanh nghiệp khi thực hiện khai báo thủ tục HQĐT tại Cục Hải quan Thành phố Cần Thơ. 






1.4 Câu hỏi nghiên cứu





Mức độ hài lòng của các doanh nghiệp XNK đối với việc thực hiện khai báo thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan TP. Cần Thơ từ khi thực hiện Luật Hải quan 2014 đến nay như thế nào?





Các yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của doanh ngiệp XNK đối với việc thực hiện khai báo hải quan điện tử?





 





Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của doanh nghiệp XNK khi thực hiện khai báo thủ tục hải quan điện tử?





1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 





 Đối tượng nghiên cứu Sự hài lòng của các doanh nghiệp và những hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng dựa trên hoạt động khảo sát các doanh nghiệp có tham gia thực hiện thủ tục HQĐT tại các Chi cục trực thuộc Cục Hải quan Thành phố Cần Thơ.





Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu mức độ hài lòng của các doanh nghiệp XNK khi tham gia thực hiện khai báo thủ tục HQĐT và chất lượng phục vụ của công chức tại Cục Hải quan Thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu được thực hiện trong khoản thời gian từ tháng 03/2016 đến tháng 09/2016, gồm các hoạt động như soạn thảo nghiên cứu, điều tra, thu thập số liệu và thông tin, xử lý số liệu, phân tích, đánh giá trong phạm vi từ năm 2014 đến nay. 





1.6 Phương pháp nghiên cứu





Phương pháp nghiên cứu của đề tài được tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong các nghiên cứu trước, trong đó phương pháp nghiên cứu định lượng được chọn để tìm hiểu, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục HQĐT tại Cục Hải quan thành phố Cần Thơ. Thang đo Likert năm mức độ được sử dụng để đo lường giá trị các biến số. 





2. Nội dung





2.1 Tổng quan cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu







  • Một số khái niệm cơ bản


  • Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ công và sự hài lòng


  • Các mô hình nghiên cứu về chất lượng dịch vụ


  • Mô hình nghiên cứu






2.2 Phương pháp nghiên cứu







  • Khung nghiên cứu


  • Nghiên cứu sơ bộ


  • Nghiên cứu chính thức






2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp







  • Tổng quan về Cục Hải quan Thành Phố Cần Thơ


  • Đánh giá thực trạng thực hiện đăng ký thủ tục Hải Quan điện tử tại cục Hải quan thành phố Cần Thơ


  • Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp


  • Mối quan hệ giữa các biến kiểm soát và sự hài lòng


  • Đánh giá chung về sự hài lòng của doanh nghiệp






2.4 Hàm ý chính sách và kết luận







  • Kết luận


  • Một số hàm ý chính sách cho nhà quản trị


  • Kiến nghị


  • Những mặt còn hạn chế






3. Tài liệu tham khảo





3.1 Tiếng Việt





Hà Thị Hớn Tươi (2008), “Đánh giá chất lượng dịch vụ tiệc cưới của công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ”. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh.





Lê Dân (2011) Phương án đánh giá sự hài lòng về dịch vụ hành chính công của công dân và tổ chức, tạp chí khoa học và công nghệ đại học Đà Nẵng số 3 (44) 2011, trang 163 – 168.





 





Mai Quang Định (2016), “Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hải quan tại Cục Hải quan thành phố Cần Thơ”. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Tây Đô.





Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2003) Đo lường chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí ngoài trời Tp.HCM. Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số CS- 2003, Trường ĐH Kinh Tế Tp.HCM.





3.2 Tiếng Anh





Bollen, K.A. (1989), Structural Equations with Latent Variables, New York: John Wiley & Sons.





Cronin J.& A.Taylor (1992), Measuring Service Quality, Journal of Marketing.





Hair, Jr. J.F, Anderson, R.E., Tatham, R.L. & Black, W.C. (1998), Multivariate Data Analysis, Prentical-Hall International, Inc. 





Hayes.B.E (1994), Measuring Customer Satisfaction-Development and Use of Questionnaires, Wisconsin:ASQC Quality Press





4. Phụ lục





Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia





Phụ lục 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn sơ bộ doanh nghiệp





Phụ lục 3: Bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức





Phụ lục 4: Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu





Phụ lục 5: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha





Phụ lục 6: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha các nhân tố ảnh hưởng





Phụ lục 7: Kết quả phân tích nhân tố khám phá nhân tố sự hài lòng 





Phụ lục 8: Kết quả mô hình hồi quy





Phụ lục 9: Kiểm định mối quan hệ sự hài lòng với các biến kiểm soát


Liên hệ Admin để có thêm trợ giúp

Về các lỗi download tài liệu, lỗi cài đặt source code

Phản ánh về các link lỗi để đội ngữ Admin chỉnh lại