Download Luận văn: Khảo sát hệ thống WiMAX
1. Mở đầu
Được coi như một động lực chính đẩy nhanh tốc độ phổ cập internet và xoá nhoà khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn, WiMAX - công nghệ kết nối băng thông rộng không dây đã trở thành tâm điểm chú ý của cả thế giới. Ngay từ khi vừa ra mắt, WiMAX đã gây một sự chú ý lớn đối với giới viễn thông. Với 3 ưu thế chính: tốc độ đường truyền cao, khả năng xử lý được cả dữ liệu và tiếng nói, truy cập internet và không dây, WiMAX - với cả hai chuẩn di động và cố định - được xem là đối thủ đáng gờm của không chỉ những công nghệ ứng dụng truyền data mà còn cả với công nghệ thoại. Tất cả những đặc tính đầy hứa hẹn này của WiMAX sẽ mang lại một thị trường lớn trong tương lai. Chính vì vậy, việc hiểu biết về hệ thống WiMAX là một điều không thể thiếu trong lĩnh vực công nghệ BWA
2. Nội dung
2.1 Tổng quan về hệ thống wimax
Giới thiệu các chuẩn wimax
Phân bố băng tần trong wimax
Các ưu thế và ứng dụng trong wimax
2.2 Ghép kênh phân chia theo tần số trực giao ofdm và đa truy xuất phân chia theo tần số trực giao ofdma
Ghép kênh phân chia theo tần số trực giao OFDM
Đa truy xuất phân chia theo tần số trực giao OFDMA
OFDMA theo tỉ lệ (scalable)
Cấu trúc khung TDD
2.3 Mô tả lớp vật lý và lớp mac
Mô hình lớp vật lý Wimax chuẩn 802.16a
Các đặc trưng lớp MAC của IEEE 802.16a
Các ưu điểm khác của lớp PHY chuẩn 802.16e
Mô tả lớp MAC của chuẩn 802.16e
3. Kết luận
Các điểm BĐ-VHX, điểm truy nhập Internet công cộng, các trường học, trạm y tế xã và các hộ dân là những điểm thử nghiệm hết sức thành công, nhu cầu sử dụng Internet và điện thoại VoIP qua hệ thống WiMAX tại những địa điểm thử nghiệm này rất lớn. Các cơ quan chính quyền do đã có sẵn điện thoại PSTN nên nhu cầu sử dụng điện thoại VoIP trong thực tế chưa lớn như mong muốn. WiMAX là công nghệ mới mẻ. Các kết quả triển khai thử nghiệm WiMAX tại Lào Cai là những sở cứ kỹ thuật rất cần thiết trong quá trình lựa chọn những giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông