Download Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2022 trường Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa - Lần 1 (có đáp án)



Đề thi thử TN 2022 môn Lịch Sử THPT Chuyên Lam Sơn có đáp án-lần 1 được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 5 trang.





Câu 1: Nhận xét nào là đúng về trận tuyến của triều đình nhà Nguyễn trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 – 1884) thất bại là do





A. nhân dân không ủng hộ triều đình kháng chiến.





B. triều đình nhà Nguyễn chỉ đàm phán thương lượng.





C. nhân dân thiếu quyết tâm kháng chiến.





D. triều đình nhà Nguyễn thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn.





Câu 2: Điểm giống nhau giữa nền kinh tế Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu từ giữa thập niên 70 đến đầu thế kỉ XXI là





A. phải khắc phục hậu quả chiến tranh. B. lâm vào khủng hoảng trầm trọng.





C. phát triển nhanh chóng và liên tục. D. phát triển xen kẽ với khủng hoảng.





Câu 3: Điểm giống nhau giữa Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và nội chiến (1946 – 1949) ở Trung Quốc là đều





A. lật đổ chế độ phong kiến đưa nhân dân lên nắm chính quyền.





B. thiết lập một tổ chức nhà nước mới theo chính thể cộng hòa.





C. xóa bỏ ách cai trị trực tiếp của chủ ngĩa thực dân, đế quốc.





D. góp phần vào thắng lợi chung của phe đồng minh chống phát xít.





Câu 4: Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ từ những năm 40 của thế kỉ XX và cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX là đều





A. tăng cường sức mạnh của các cường quốc tư bản.





B. được khởi đầu ở nước Mĩ.





C. bắt đầu từ lĩnh vực công nghiệp nhẹ.





D. bắt nguồn từ những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất.





Câu 5: Từ 1945 - 1971, đại biểu Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là đại diện của chính quyền





A. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. B. Trung Hoa Dân Quốc.





C. Hồng Kông. D. Ma Cao.





Câu 6: Các kế hoạch quân sự của Pháp từ Đờ lát đờ Tatxinhi đến kế hoạch Nava đều có điểm chung là gì?





A. Xây dựng những tập đoàn cứ điểm mạnh.





B. Muốn từng bước kết thúc chiến tranh trong danh dự.





C. Tạo thế và lực trên chiến trường cho quân Pháp.





D. Có sự cố vấn và can thiệp Mĩ.





Câu 7: Sự biến đổi có ý nghĩa quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là





A. từ những nước nghèo trở thành những nước có nền kinh tế phát triển.





B. từ chưa có địa vị quốc tế trở thành khu vực được quốc tế coi trọng.





C. từ quan hệ biệt lập đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong khuôn khổ ASEAN.





D. từ các nước thuộc địa thành quốc gia độc lập.





Câu 8: Biến đổi nào của khu vực Đông Bắc Á trong mười năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai góp phần quan trọng vào việc thay đổi bản đồ địa – chính trị thế giới?





A. Nhật Bản trở thành nền kinh tế thứ hai trên thế giới.





B. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.





C. Trung Quốc, Hàn Quốc trở thành “ con rồng” châu Á.





D. Hàn Quốc trở thành “con rồng” kinh tế ở Châu Á.





Câu 9: Đảng Bônsêvích Nga chủ trương đấu tranh hòa bình trong 8 tháng đầu sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 nhằm





A. chờ đợi thời cơ cách mạng. B. tạo không khí đàm phán thuận lợi.





C. tập hợp lực lượng cách mạng. D. tranh thủ sự ủng hộ của thế giới.





Câu 10: Yếu tố nào quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam?





A. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản (tháng 7/1935).





B. Chính phủ Mặt trận Nhân dân đang nắm quyền tại Pháp (tháng 6/1936).





C. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 7/1936).





D. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít (những năm 30 của thế kỉ XX).


Liên hệ Admin để có thêm trợ giúp

Về các lỗi download tài liệu, lỗi cài đặt source code

Phản ánh về các link lỗi để đội ngữ Admin chỉnh lại